X

Các phần mềm, ứng dụng tương thích với dòng Mac sử dụng chip M1 mới của Apple

13.11.2020   6704 lượt xem

Bài viết này mình viết ra để thông báo tới những tín đồ của Apple hay chính xác hơn là những người đang lót dép hóng chờ Mac chip M1 về tay để sử dụng. Do chuyển đổi từ chip Intel sang nên tình trạng ứng dụng không tương thích sẽ là điều không thể tránh khỏi. Nên mình làm list các ứng dụng tương thích với Mac chip M1 tránh trường hợp các bạn gặp phải trường hợp không sử dụng được phần mềm hay phần mềm không tương thích cũng đỡ bỡ ngỡ.

Nếu bạn là một người đã sử dụng Mac từ lâu thì chắc đây không còn là điều xa lạ gì nữa vì trước đây đã từng xảy ra tình trạng tương tự khi Apple chuyển đổi sang sử dụng chip Intel.
 
Nên túm lại sau khi coi nát cái Event “One More Thing” đây là một số ứng dụng tương thích mà mình đã đúc kết được với dòng Mac chip M1 mới của Apple

Ứng dụng của Apple

Đây sẽ là điều hiển nhiên thôi vì làm gì có nhà phát hành nào để phần mềm của chính mình gây xung đột, không tương thích được. Từ Safari, Notes cho đến Maps, KeyNote, Pages, Numbers, Mail,... chắc chắn vẫn sẽ dùng ngon và ổn định. Ngoài ra nếu bạn xem Event thì sẽ thấy 2 điểm nhấn ở phần giới thiệu MacOS Big Sur là Final Cut Pro và Logic Pro

Final Cut Pro

Đối với Final Cut Pro có thể sẽ cho khả năng xử lý nhanh hơn (nếu đúng như những gì Apple đã quảng cáo), đặc biệt hơn là khi phần mềm này sẽ có thể dùng tốt trên MacBook Air M1 mới - khi mà vốn dĩ trước đây MacBook Air sử dụng chip Intel không đáp ứng được điều này.


Logic Pro

Còn đối với Logic Pro - phần mềm quản lý, chỉnh sửa nhạc cho các producer cũng sẽ tối ưu rất tối với M1 và nếu đúng được như những gì ta đã được xem ở Event. Sẽ không có hiện tượng bị delay khi thêm hàng chục hay thậm chí là hàng trăm tracks nhạc vào cùng một lúc trên trình xử lý (chứng tỏ dùng khá là mượt).

Ứng dụng iOS / iPadOS

Máy Mac M1 được giới thiệu tương thích rất tốt với MacOS Big Sur, mà giờ đây bạn có thể chạy các ứng dụng của iOS và iPadOS macOS Big Sur. Điều này sẽ có nghĩa là các ứng dụng của iOS và iPadOS cũng sẽ hoạt động tốt với dòng Mac M1. 
Bạn sẽ có thể mở các ứng dụng mà chỉ trên nềng tảng iOS và iPadOS khi đang sử dụng Mac. Đây là điều mà chắc hẳn nhiều người dùng từ xưa đã mong muốn. Ví dụ như bạn có thể chơi các Games iOS trên giao diện Mac hay các ứng dụng giải trí khác chẳng hạn. (Như Apple chạy Among Us hay iOS HBO Max trong Event)


 
 

Hoặc thay vì vẽ vời trên iPad thì giờ đây bạn cũng có thể dùng ứng dụng của iPad để thỏa sức tung hoành trên MacOS Big Sur của Mac M1

Ứng dụng từ bên thứ 3

Adobe

Với những con dân thiết kế thì bộ phần mềm của Adobe chắc chắn là một thứ không thể thiếu, mà làm gì có chuyện Apple bỏ ngỏ nhóm người dùng này được vì nó chiếm phần lớn người sử dụng Mac rồi.
Chính Apple cũng xác nhận là LightRoom là đứa tiên phong sẽ tương thích được với Mac chip M1 mới. Tiếp theo đó là Photoshop sẽ được tương thích sớm vào đầu năm 2021. Dần dần rồi sẽ cho các con hàng béo bở của Adobe lên hết nên các bạn cũng đừng hoảng


Microsoft Office

Làm gì có chuyện bộ phần mềm quen thuộc này sẽ không tương thích được đúng không?? Mua cái máy mới về mà không dùng được Word, Excel các thứ thì chắc người dùng rồng rắn nhau đến đốt trụ sở Apple luôn mất (lol)


Cinema 4D

Ứng dụng render phổ biến với người dùng Mac này cũng sẽ được hỗ trợ tốt với M1, khi xem Event mình thấy ứng dụng này tạo các vùng object hay thêm effect cũng rất mượt và ổn áp, chắc là bạn sẽ không mất đi trải nghiệm hiện có khi chuyển từ Intel sang M1 đâu.


DaVinci Resolve

Phần mềm dựng phim trên nền tảng DaVinci này cũng được show diễn sức mạnh trên Event. Nghĩa là bạn có thể dùng phần mềm này ổn định không gặp vấn đề khi sử dụng Mac chip M1.


OmniGraffle

Cho những ai không biết thì OmniGraffle là phần mềm thiết kế logo, icon và thiết kế templates khá là nổi trên thương trường phần mềm. Mình không rõ là phần mềm này hoạt động nhanh chậm hơn như nào nhưng trước mắt là sẽ sử dụng tốt được trên Mac M1


Autodesk

Một số phần mềm từ Autodesk sẽ có thể hoạt động được trên MacBook chạy chip M1, ví dụ như Fusion 360 và AutoCad. Mình chưa rõ các phần mềm chuyên sâu đồ hoạ hơn (như Maya) thì bao giờ được hỗ trợ, nhưng chắc là sẽ sớm thôi.


 

Một số ứng dụng khác:
• Shapr3D (thiết kế)
• Affinity Publisher (thiết kế poster)
• Panic’s Nova (lập trình)
• Hopscotch (lập trình)
• Mmhmm (video)
...

Rosetta 2 - trình giả lập để chạy các ứng dụng trên nền tảng chip ARM M1

Rosetta 2 là một trình giả lập tích hợp sẵn trên macOS Big Sur, đem đến khả năng chạy các ứng dụng Intel cũ trên nền tảng ARM mới của Mac. Nó sẽ có các hướng dẫn “biên dịch” cần thiết để chuyển các tiến trình Intel thành lệnh mà chip của Apple có thể hiểu được. Như vậy thì các nhà phát triển sẽ không cần thay đổi gì ở ứng dụng cũ và chúng có thể chạy được trên nền tảng ARM mới của Apple. Rosetta phiên bản đầu đã được ra mắt vào 2006 khi Apple chuyển từ PowerPC sang Intel và bắt đầu ngừng sử dụng vào khoảng 2009.
Đứng trên phương diện người dùng bạn sẽ không tương tác với Rosetta, thay vào đó nó là một tiến trình bên trong máy tính và khi nó hoạt động tốt thì bạn sẽ còn chẳng nhận ra cả sự tồn tại của nó. Tuy nhiên, dễ nhận thấy khác biệt khi có và không có Rosetta chính là tốc độ. Các phần mềm chạy với Rosetta sẽ chậm hơn khi so với chạy thuần trên Intel vì phải trải qua các tiến trình biên dịch.



 

Hiện tại vẫn còn phải đợi để xem phiên bản Rosetta 2 này có hiệu năng được cải thiện hay không, nhưng mình nghĩ chúng ta có thể tin tưởng rằng nó sẽ cho trải nghiệm tốt vì phiên bản đầu cho thời gian biên dịch gần như là ngay lập tức.

Nhưng Rosetta 2 sẽ không chủ định là một giải pháp lâu dài, Apple không hề đề cập rằng khi nào sẽ dừng sử dụng nó. Như với Rosetta đầu tiên ra mắt với macOS X Tiger và dừng ngay sau đó 3 phiên bản, macOS X Lion. Đây là công cụ sẽ giúp giai đoạn biên dịch của Apple dễ dàng hơn, nhưng Apple cũng rất muốn các nhà phát triển bắt đầu đưa ứng dụng của họ hỗ trợ tốt trên ARM từ các ứng dụng x86. Rất có thể Apple sẽ sử dụng Rosetta 2 trong 2, 3 hoặc nhiều hơn là 5 phiên bản rồi mới bắt đầu bỏ nó. 
Một điều khác cần lưu ý là công cụ Rosetta 2 này không hoàn toàn hỗ trợ tất cả các ứng dụng, nó không tương thích với một số ứng dụng máy ảo. Đồng thời các máy Mac ARM mới sẽ không thể chạy Windows trong chế độ Boot Camp vì vừa mới đây Microsoft đã chỉ cấp chứng chỉ cho các phiên bản Windows 10 ARM tới các nhà sản xuất PC. Rosetta 2 cũng không thể biên dịch các extension trong kernel, một số ứng dụng nhất định sẽ chạy các tác vụ nhất định khiến cho Rosetta không thể biên dịch, có thể nói là giống như driver bên Windows.
Và đồng thời, dù cho Rosetta 2 có thể hoạt động toàn phần thì liệu Mac với nền tảng ARM mới có thể có hiệu năng mạnh mẽ được như theo Apple đã nói không?? Apple liên tục nói rằng chip mới sẽ đưa hiệu năng của Mac dẫn đầu ngành công nghiệp với mỗi watt. Apple còn hứa hẹn sẽ cho trải nghiệm hiệu năng tốt hơn, khả năng máy học và thời lượng pin vượt trội hơn nhưng liệu chúng có đủ sức mạnh thuần như các chip Intel hay không. Quan trọng nhất, Apple vẫn chưa chỉ ra là họ có ra mắt GPU riêng hay không, hay các GPU hiện tại có tương thích với Apple Silicon hay không.
  
Tóm lại với người dùng bình thường thì Rosetta gần như không tồn tại. Nếu một file chạy chỉ chứa lệnh dành cho chip Intel thì lúc đó macOS Big Sur sẽ tự động chạy Rosetta. Khi quá trình biên dịch hoàn tất, file đã dịch sẽ thay thế cho file gốc. Tuy nhiên quá trình dịch sẽ tốn thời gian nên bạn có thể sẽ thấy app chạy chậm hơn bình thường hoặc tốc độ không được như mong đợi đâu.

Tổng kết

Và đó là tất cả những gì mình muốn truyền đạt lại trong bài viết này. Tổng kết lại nếu chẳng may ứng dụng của bạn có không tương thích hay bị xung đột khi sử dụng với Mac chip M1 mới thì cũng đừng hoảng hốt. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là chờ đợi Apple Update thôi, Apple dự kiến chặng đường chuyển sang ARM hoàn toàn sẽ mất khoảng 2 năm cơ mà.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!!

 

3 điểm / 2 bầu chọn

Bài viết khác

Chat Facebook
Chat Facebook
Call: 097.772.8880