X

11 tính năng ẩn trên MacOS bằng câu lệnh Terminal

28.11.2021   3297 lượt xem

Trên Windows có Command Prompt, tương tự vậy MacOS thì có Terminal, là giao diện dòng lệnh cho phép bạn sử dụng các lệnh Unix để hoàn thành một số tác vụ nhanh hơn nhiều so với việc sử dụng giao diện người dùng đồ họa (GUI). Bài viết dưới đây HNMAC sẽ tổng hợp lại các câu lệnh Terminal hay và hữu ích để thiết lập vài thứ theo sở thích cá nhân.

Các bạn có thể mở Terminal bằng cách mở Spotlight bằng tổ hợp phím Command + phím cách, sau đó gõ Terminal Dưới đây mình sẽ tổng hợp lại các câu lệnh mình cảm thấy hay & hữu ích để thiết lập vài thứ theo sở thích cá nhân trên Terminal.

1. Tăng tốc con trỏ chuột

Nếu cảm thấy tốc độ chuột chưa đủ nhanh, mặc dù đã để ở mức tối đa Tracking Speed trong System Preferences, bạn có thể sử dụng lệnh để vượt quá giới hạn cho phép. Đầu tiên bạn gõ lệnh này để kiểm tra tốc độ chuột hiện tại

$ defaults read -g com.apple.mouse.scaling

Như của mình hiện tại là 1.5


Tốc độ tối đa bạn có thể đặt trong System Preferences là 3.0, nếu muốn nhanh hơn nữa thì dùng lệnh này

$ defaults write -g com.apple.mouse.scaling X


Thay X bằng hệ số mà bạn cảm thấy đủ nhanh, mình thường để X là 5.0, nên thử vài lần để chọn ra tốc độ phù hợp, sau đó nhấn Enter để thực hiện lệnh Sau khi xong thì hãy khởi động lại lại máy của bạn, nếu muốn về mặc định thì chỉ cần chỉnh lại Tracking Speed trong System Preferences là được

2. Bỏ hiệu ứng xuất hiện của thanh Dock

Mình thích ẩn thanh Dock khi không dùng đến, nhưng 1 điểm mình không ưng ở đây là khi đưa chuột vào vị trí thanh Dock và đợi nó xuất hiện ra thì thường sẽ bị delay khoảng gần 1 giây, nếu bạn muốn thanh Dock xuất hiện ngay lập tức thì nhập câu lệnh này vào Terminal
$ defaults write com.apple.Dock autohide-delay -float 0 && killall Dock

Các bạn nhập dòng này nếu muốn trở lại mặc định
$ defaults delete com.apple.Dock autohide-delay && killall Dock

3. Xoá Cache DNS

Bộ nhớ Cache DNS lưu trữ địa chỉ IP của máy chủ web chứa trang web mà bạn vừa xem. Nếu vị trí của máy chủ web thay đổi trước khi mục đó được cập nhật trong bộ nhớ Cache DNS thì bạn sẽ không thể truy cập trang web đó, ví dụ như thế này

Việc xoá Cache DNS sẽ giúp khắc phục một vài vấn đề liên quan tới việc duyệt Web Với MacOS Sierra trở về sau, các bạn dùng lệnh này
$ sudo killall -HUP mDNSResponder;sudo killall mDNSResponderHelper;sudo dscacheutil -flushcache

Trước Sierra thì lệnh này.
$ sudo killall -HUP mDNSResponder

Nhập mật khẩu mở máy của bạn, lưu ý là khi nhập thì cửa sổ Terminal sẽ không hiện mật khẩu, bạn cứ gõ đúng rồi nhấn Enter là được.

4. Buộc máy phải Shutdown & khởi động lại

Trong vài trường hợp, sẽ có 1 vài tác vụ chạy ẩn và không cho chúng ta Shut down máy, các bạn có thể buộc máy phải tắt tất cả bằng cách gõ lệnh này, nhập mật khẩu mở máy nếu có
$ shutdown -r now


Nếu lệnh này vẫn không được thì hãy thêm Sudo vào đầu câu lệnh để khởi chạy lệnh với quyền cao nhất

 

5. Tắt mở hiệu ứng đổ bóng ảnh chụp màn hình

Khi chụp ảnh màn hình 1 cửa sổ, ảnh sẽ được lưu dưới dạng PNG, có nền trong suốt cùng với hiệu ứng đổ bóng khá đẹp, nếu bạn không muốn đổ bóng để làm ảnh trong vài tác vụ thì có dùng lệnh sau. Các bạn Copy cả 2 dòng cùng 1 lúc nhé.
$ defaults write com.apple.screencapture disable-shadow -bool TRUE
$ killall SystemUIServer


Nếu muốn đổ bóng lại thì chỉ cần đổi TRUE thành FALSE là được

6. Chuyển định dạng chụp ảnh màn hình

Mặc định chụp ảnh màn hình MacOS sẽ lưu dưới dạng PNG, là định dạng ảnh nén không mất giữ liệu gốc, hỗ trợ nền trong suốt nên kích thước ảnh lưu ra sẽ rất lớn, thường được dùng để chỉnh sửa, biên tập. Nếu ảnh bạn chỉ để chia sẻ, gửi cho bạn bè, chụp xong xem thì bạn có thể đổi thành dạng khác như JPG, hoặc PDF cho kích thước nhỏ hơn và tuỳ mục đích. Bạn copy paset và thay thế phần xxx thành định dạng bạn cần, như JPG, PNG, PDF, GIF hoặc TIFF
$ defaults write com.apple.screencapture type xxx


Ở đây mình chụp 2 ảnh Desktop, trước và sau khi đổi ảnh chụp thành JPG, các bạn có thể thấy ảnh PNG có dung lượng gấp 6 lần JPG

 

7. Đổi nơi lưu & tên ảnh chụp màn hình

Nếu bạn chụp màn hình bằng tổ hợp phím Command + Shift + 5 để mở thanh công cụ quay chụp thì bạn có thể tuỳ chọn nơi lưu. Nhưng nếu dùng các tổ hợp phím chụp nhanh như Command Shift 3 hoặc Command Shift 4 thì mặc định sẽ lưu ở màn hình Desktop, nếu bạn không thích có thể thay đổi bằng cách sau:

Mở Finder, truy cập vào thư mục hoặc tạo thư mục mới ở nơi bạn muốn lưu ảnh chụp màn hình
Sau đó gõ dòng lệnh này, lưu ý thêm dấu cách sau Location, rồi bạn kéo thư mục muốn lưu ảnh chụp màn hình vào trong cửa sổ Terminal, nhấn Enter

$ defaults write com.apple.screencapture location



Gõ tiếp lệnh này: $ killall SystemUIServer
Vậy là xong rồi, thử xem nào, chụp 1 cửa sổ rồi xem ảnh đã vào thư mục đã chọn chưa

Tiếp theo là đổi tên ảnh chụp màn hình, cấu trúc tên sẽ gồm Screen shot, thời gian chụp, chúng ta có thể thay đổi phần Screenshot, còn thời gian chụp là mặc định không thể thay đổi.


Trong cửa sổ Terminal, bạn gõ lệnh này, sau name sẽ có dấu cách, sau đó là gõ tên bạn muốn, ví dụ mình muốn đặt Hnmac làm tên mặc định cho ảnh chụp màn hình, thì dòng lệnh sẽ là như thế này,
$ defaults write com.apple.screencapture name Hnmac

Tiếp đến bạn cũng copy và paste lệnh này vào Terminal
$ killall SystemUIServer


Thử xem tên đổi chưa nhé.

8. Tắt mở âm thanh khi khởi động máy

Nếu mỗi lần mở máy, bạn thấy phiền khi âm thanh khởi động to, muốn bỏ tiếng đi thì chỉ cần thực hiện lệnh này
$ sudo nvram StartupMute=%01

Thử khởi động lại xem nào, say bye luôn
Còn nếu muốn trở lại bình thường thì nhập lệnh này
$ sudo nvram StartupMute=%00

9. Tắt mở âm thanh khi cắm sạc

Việc Apple bỏ cổng sạc MagSafe khiến âm báo sạc trở thành thứ quan trọng để chúng ta biết được máy có nhận điện hay không, nhưng nếu các bạn muốn tắt, hoặc đang gặp lỗi mất âm mà muốn mở lại thì gõ lệnh sau:
$ defaults write com.apple.PowerChime ChimeOnAllHardware -bool FALSE; killall PowerChime

Để bật âm thì dùng lệnh này:
$ defaults write com.apple.PowerChime ChimeOnAllHardware -bool TRUE; open /System/Library/CoreServices/PowerChime.app &

10. Hiển thị các tệp và thư mục ẩn trong Finder

Nếu muốn vọc vạch thì các bạn có thể dùng câu lệnh này để hệ thống hiện những tệp & thư mục ẩn lên trên toàn bộ hệ thống
$ defaults write com.apple.finder AppleShowAllFiles -bool TRUE
$ killall Finder


Để thay đổi trạng tháy hiện và ẩn, các bạn chỉ cần thay đổi True và False với nhau là được
Hoặc đơn giản hơn các bạn nhấn tổ hợp phím Command + Shif + Chấm để ẩn hiện nhé, nhưng chỉ ẩn hiện trên thư mục đó.

11. Thêm tin nhắn vào màn hình khoá Lock Screen



Mình có để 1 câu xuất hiện trên màn hình khoá như thế này, mỗi khi mở máy lên tại màn hình Lock Screen là sẽ thấy, các bạn có thể để bất kì câu gì cũng được, như thông tin về bản thân dự phòng cho trường hợp mất máy, hay là 1 cảnh báo, 1 gợi nhớ mật khẩu...

Các bạn mở Terminal, sau đó nhập dòng lệnh này, thay đổi nội dụng ở trong dấu ngoặc kép Nhấn Enter, sau đó nhập mật khẩu mở máy của bạn nhé.
$ sudo defaults write /Library/Preferences/com.apple.loginwindow LoginwindowText "abcd"


Bây giờ thử Lock Screen xem hiện chưa thôi.

Vừa rồi là vài câu lệnh Terminal mà HNMAC muốn giới thiệu đến các bạn, còn rất nhiều lệnh khác mà mình chưa biết, nếu biết lệnh nào hay và hữu dụng thì đừng quên Comment dưới bình luận để mình và các bạn khác biết thêm nhé. 

Tham khảo sản phẩm đang bán tại HNMAC:

5 điểm / 1 bầu chọn

Bài viết khác

Chat Facebook
Chat Facebook
Call: 097.772.8880